Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống lưng và thoát vị đĩa điệm vùng lưng dưới.

Ngày nay người ta không hóc búa gì để có thể tìm hiểu những thông tin có tác động đến bệnh lý thoái hóa cột sống lưng ( thoái hóa xương đốt sống ) hay còn có thể gọi đây là bệnh lý thoát vị đoạn cột sống lưng, nhiều thông tin thiết thực từ những phương tiện truyền thông hoặc từ chính những người đã từng trải qua bệnh lý này.

Bạn đã từng bị thoát vị đĩa điệm chưa ? Thật ra hầu hết mọi người hiện giờ cũng còn rất mơ hồ về căn bệnh này tuy là nó đã không còn mới mẽ gì với ta. Thoát vị vùng lưng dưới chính được gây ra bởi thoái hóa các đoạn cột sống thắt lưng trong thời gian dài tạo lên. Phần lớn chúng ta thường không nhận biết ra bệnh và chỉ khi xuất hiện những cơn đau triền miên kéo dài và đã có sự trợ giúp của bác sĩ.

Đa phần để giảm đau tạm thời người ta thường sử dụng những biện pháp thông thường như chườm khăn nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau, tuy nhiên những cách trên cũng có thể khiến cho cơn đau nặng hơn. Nếu thật sự bạn mắc phải bệnh thì bạn cần phải được chữa trị thích hợp hơn. Nhưng để có biện pháp điều trị phù hợp thì bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của chúng là gì ? nguyên cớ và các biểu hiện gây ra bệnh và cách điệu trị bệnh ra sao?.  Thật ra thoát vị đĩa điệm chính là do sự thoái hóa xương đốt sống liên quan đến từng đĩa điệm là căn do gây lên bao xơ của đĩa điệm trở thành dòn hơn khi thời gian trôi qua, và dưới trọng lực của cơ thể đè nén lên là nguyên nhân gây ra bao xơ bị rách giải phóng nhân nhày bên trong ra ngoài tạo ra tình trạng thoát vị. Thoái hóa vùng lưng sẽ tạo lên thoát vị đĩa điệm vùng lưng, những triệu chứng phổ biến nhất nhất khi mắc phải bệnh này là : những cơn đau âm ĩ kéo dài hoặc đau càng càng ngày một có những lúc phải đứng lâu hay co gập người, đau dữ dội hay tăng dần khi ho, hắt hơi. Căn nguyên chính gây ra thoát vị vùng lưng dưới thường được gây ra bởi chấn thương hoặc liên tục khuân vác vật nặng, di truyền ,….

Để điều trị bệnh này ngoài những cách thường thường như chườm đá lạnh, uống thuốc giảm đau, thì chúng ta cần phải phối hợp với những biện pháp khác như : vật lý trị liệu để lành bệnh đĩa điệm, làm giảm áp lực nhân đĩa điệm có công dụng giải phóng dây thần kinh bị gây áp lực. Bên cạnh đó để việc điều trị mang đến hiệu quả chúng ta cần phải phối hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và đều đặn cử động để có thể mau chóng hết bệnh và cột sống bền chắc.

Thông tin chi tiết về điều trị bệnh thoát vị đĩa cột sống hiệu quả từ thảo mộc tươi.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Tôi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, từng dùng thuốc theo đơn nhưng không đạt hiệu quả

Năm nay tôi mới 31 tuổi, nam giới, tôi thấy cổ rất mỏi đi khám thầy thuốc bảo là thoái hóa vùng cột sống cổ, có cho đơn thuốc về uống không thấy đỡ. Vậy tôi muốn hỏi về nguyên do gây lên bệnh thái hóa đốt sống và cách điều trị cho khỏi dứt điểm?

Thoái  hóa vùng cột sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc ống sống gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ thần kinh gây đau mỏi tê, lâu dần gây yếu liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối. Việc chén ép rễ thần kinh và tủy sống còn có thể do sự thoát vị của các nhân đĩa cột sống chèn vào tủy sống, nếu nặng có thể gây yếu, liệt chi.

tuy thế bạn mới 31 tuổi là tuổi cũng còn hơi sớm cho vấn đề thoái hóa, thêm nữa chúng tôi không biết bạn có bị tê hai tay hay không, công việc của bạn thế nào có gây mỏi cơ cổ do làm các hoạt động sai hay không. Bạn có chơi thể thao hay không?

Nếu thực tại là thoái hóa vùng cột sống cổ thì không có khả năng chữa đứt mà chỉ có thể điều trị triệu chứng tức là làm giảm đau mỏi nhờ thuốc hoặc phẫu thuật nếu có dấu hiệu thần kinh không đáp ứng với điều trị thuốc. tuy thế theo chúng tôi nghĩ thì bạn có thể không phải bị thoái hóa vùng cột sống cổ mà là mỏi do cơ. Bạn nên đi khám  tại BV có khoa CTCH hoặc ngoại thần kinh để được chẩn đoán và tư vấn về điều trị. Chúc bạn mau lành bệnh.

5 hiểu nhầm về bệnh gan nhiễm mỡ

Mỡ gan là bệnh nhiều nam giới mắc phải, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh mỡ gan, điển hình có 5 nhầm lẫn sau.

Chỉ là bệnh gan

Gan có chức năng trao đổi chất, hợp thành dịch mật, đào thải, giải độc, miễn dịch, đông máu… có khả năng tái sinh và đền bù rất mạnh. Khi cơ quan lớn mạnh này của cơ thể có vấn đề, có nghĩa là các bộ phận khác đã bắt đầu thương tổn.

Vì vậy, mỗi khi nam giới phát hiện có mỡ gan hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan, đồng thời kiểm tra đồng bộ cả huyết áp, mỡ máu, đường huyết vv.

Không có triệu chứng không cần chữa trị

Trong gan không có thần kinh chi phối, chỉ màng bao có thần kinh cảm giác. Khi chất béo tích tụ đến mức độ nhất định trong tế bào, thể tích gan nở ra, màng bao gan chịu giằng kéo mới có cảm giác đau từng cơn và sưng ở vùng gan. Do sự khác biệt về độ nhảy cảm của cơ thể, thời gian và mức độ xuất hiện triệu chứng ở từng người không giống nhau.

Vì vậy, gan nhiễm mỡ nên chữa trị sớm, không liên quan đến có triệu chứng hay không. Gan nhiễm mỡ ở thời kỳ đầu có thể thông qua thay đổi phương thức sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập sức khỏe hợp lý sẽ khôi phục lại bình thường.

Cần uống thuốc để chữa trị bệnh

Thuốc bảo vệ gan chỉ sử dụng khi chức năng gan rõ ràng bất thường. Ngoài ra, thuốc giảm mỡ gan có tác dụng chữa trị gan nhiễm mỡ hay không còn đang nằm trong tranh luận. Đa phần thuốc đều phải trao đổi qua gan, lạm dụng sẽ tăng thêm tổn thương cho gan.

Vì vậy, điều cơ bản nhất để chữa trị gan nhiễm mỡ là thay đổi phương thức sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống, ngồi ít hoạt động nhiều.

Người nhiễm mỡ gan cần ăn chay

Thực phẩm chay sẽ làm cho cơ thể dung nạp quá ít chất béo, chất béo trong cơ thể phân giải quá nhiều không những không thể chữa trị gan nhiễm mỡ mà còn làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, người ăn chay dung nạp không đủ protein còn hợp thành protein chất béo chậm, chất béo vận chuyển trở ngại, gan nhiễm mỡ còn nặng thêm.

Vì vậy, muốn thông qua đồ ăn chay đuổi trừ gan nhiễm mỡ là không hợp lý, chỉ có phối hợp ăn uống hợp lý, có năng lượng thích hợp mới cải thiện được gan nhiễm mỡ.

Ăn nhiều hoa quả tốt cho gan nhiễm mỡ

Trong hoa quả giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ, những chất này đều thúc đẩy chất béo trao đổi. Tuy nhiên, lượng đường trong hoa quả khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn trao đổi của đường, gây ảnh hưởng không tốt cho đường huyết. Ngoài ra, nhiều loại đường trong cơ thể có thể chuyển hóa thành chất béo, làm nặng thêm gan nhiễm mỡ.

Vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ có được ăn nhiều hoa quả hay không, ăn loại hoa quả nào, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào nên dựa vào tình trạng cơ thể để định đoạt.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Chuyện giấc ngủ trong Đông y

Tư thế nằm ngủ ra sao để có lợi cho sức khỏe?

Thông thường, người ta không thể giữ mãi một tư thế ngủ suốt đêm, kết quả thống kê cho thấy: mỗi đêm, người ta thường trở mình từ 20 - 45 lần. Tuy nhiên, theo thói quen, mỗi người vẫn có một tư thế nằm ngủ chủ đạo, có người nằm thẳng đơ, có người thích nằm sấp úp mặt vào gối, có người nằm co như con tôm hoặc nằm giang tay duỗi chân hoặc khoanh tay lên ngực mà ngủ. Vậy, tư thế nằm ngủ nào là có lợi nhất cho sức khỏe?

Dân gian có câu: “Đứng như tùng, ngồi như chuông, nằm như cung”, nghĩa là dù bất cứ trong trạng thái nào người ta cũng phải giữ được cho mình một tư thế tốt nhất. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã khuyên là “tầm bất thi” (không nằm như xác chết). Sách Thiên kim yếu phương cũng viết: “Co gối nằm nghiêng, lợi cho khí lực”. Theo các nhà dưỡng sinh cổ truyền, tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm ngiêng về bên phải, thân thể co tự nhiên. Bởi lẽ, với tư thế này cơ bắp toàn thân được thư giãn triệt để, các cơ quan tạng phủ luôn được giữ trong vị trí tự nhiên, khí huyết lưu thông được dễ dàng nhất, rất có lợi cho việc giải trừ mệt mỏi, phục hồi và nâng cao sức khỏe.

Nếu nằm ngủ ở tư thế ngửa hay sấp, thân mình và hai chân luôn ở vị trí duỗi thẳng, khi đó cơ bắp không được thư giãn đầy đủ. Vả lại, khi ngửa mặt lên, lúc ngủ say, cuống lưỡi sẽ hạ xuống, nước bọt dễ lọt vào khí quản gây ho sặc hoặc tạo ra tiếng ngáy rất khó chịu cho người khác. Khi nằm sấp, ngực bị đè ép khiến cho hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi, mũi bị gối lấp kín buộc người ta phải nghiêng đầu sang một bên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh chứng lạc chẩm (vẹo cổ, đau gáy). Với trẻ em, tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến cho xương mặt dễ bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng của chúng chưa phát triển đầy đủ. Nếu nằm nghiêng bên trái, tim bị đè nén ảnh hưởng đến tuần hoàn và với người có bệnh lý dạ dày thì bệnh lâu khỏi, thậm chí có thể nặng lên.

Tuy nhiên, tư thế nằm ngủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh bệnh lý. Ví như, phụ nữ có thai không nên nằm ngửa vì với tư thế này tử cung sẽ đè lên các tĩnh mạch làm cho lượng máu về tim giảm đi khiến lượng oxy cung cấp cho não cũng theo đó suy giảm làm phát sinh các chứng tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thậm chí tụt huyết áp; người bị bệnh tim nặng, viêm khí phế quản, hen phế quản chỉ có thể chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi; người bị bệnh viêm gan cấp tính có triệu chứng đau âm ỉ vùng hạ sườn phải thì buộc lòng phải chọn tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái...

Hướng nằm ngủ thế nào là tốt nhất?

Theo Đông y, để làm đúng phép dưỡng sinh, trước hết cần tránh nằm ngủ đầu quay về hướng bắc. Bởi lẽ, phương bắc là dương ở trong dương, thuộc hành thủy, chủ hàn, trong khi đó đầu người lại là nơi hội tụ của các kinh dương, nơi chứa đựng nguyên thần. Nếu nằm quay đầu về hướng bắc thì khí âm hàn sẽ làm tổn thương phần dương của cơ thể. Chương Đạo tâm dưỡng sinh sách Thiên kim yếu phương viết: “Đừng nằm quy đầu về hướng bắc và chớ đặt giường phía tường bắc”. Sách Lão lão hằng ngôn cũng viết: “Chớ nằm quay đầu về hướng bắc nhằm tránh khí âm”.

Thứ nữa, theo quan điểm “thiên nhân tương ứng” của y học cổ truyền phương Đông, nên chọn hướng nằm ngủ theo mùa mà thuận theo tự nhiên. Ví như, khí của mùa xuân vượng ở phương đông thì mùa này nên nằm ngủ nên quay đầu về hướng đông. Tương tự như vậy, mùa hè nằm đầu quay về hướng nam, mùa thu quay về hướng tây và mùa đông quay về hướng bắc.

Cuối cùng, như sách Bảo sinh tâm giám viết: “Nằm ngủ, xuân hè nên quay đầu về hướng đông, thu đông nên quay về hướng tây. Cơ sở của lý thuyết này dựa theo nguyên tắc dưỡng sinh trong y thư cổ Hoàng đế nội kinh: “Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Mùa xuân và mùa hè, dương khí thịnh vượng, khí dương bốc lên, mà phương đông thuộc dương chủ thăng, đầu quay về hướng đông nhằm ứng với khí bốc lên mà dưỡng dương. Mùa thu đông thuộc âm, âm khí thu tàng, tiềm ẩn, mà phương tây thuộc âm chủ về giáng, nằm quay đầu về phía tây nhằm ứng với khí thu về mà dưỡng âm.